An toàn là trên hết – thực hành 2
Bài viết bởi:
Hồng Ngọc
Updated:
November 23, 2012 | 1:35 AM
Tình huống này có thể hiểu đơn giản bằng cách bạn thử đặt mình vào vị trí của người khác. Bạn hẳn rất khó chịu khi một xe nào đó đột nhiên chuyển hướng khiến bạn trở tay không kịp và suýt nữa dẫn đến tai nạn, vì vậy, đừng bao giờ là một tay lái như thế.
Rất khó định nghĩa thế nào là lái xe “quá khích” nhưng có một điều chắc chắn là nó làm tăng nguy cở xảy ra tai nạn. Đặc biệt các tay lái “trẻ” rất dễ trở thành một tay lái “quá khích”. Một tay lái “quá khích” không chỉ đơn giản là lờ đi những lời khuyên lái xe an toàn mà họ còn cố ý chọc tức, trả đũa các tài xế khác, gây hấn, ganh đua, bám đuôi hoặc cản trở xe khác, nháy đèn tùy tiện. Những hành vi như vậy không chỉ khiến người khác bực mình mà còn rất nguy hiểm.
Lái xe điềm đạm bao gồm tổng hợp tất cả các thực hành ở đây, như duy trì khoảng cách an toàn, không tăng tốc đột ngột, không vào cua với tốc độ cao. Tuy nhiên giữ bình tĩnh khi đối mặt với các vấn đề xảy ra trên đường là một phần tối quan trọng khác. Chấp nhận trễ, chịu khó xếp hàng sau chiếc xe chạy chậm thay vì đột ngột chuyển làn, bỏ qua hành vi của các tay lái “dễ ghét” khác. Nhường nhịn xe khác, người đi bộ một chút dù về mặt lí thuyết, bạn là người có quyền ưu tiên hay đi đúng luật. Cố gắng gạt bỏ các cảm xúc khi đang lái xe như bực mình với đồng nghiệp, đôi co với vợ, … hay trông mong sự ngưỡng mộ của một “bóng hồng” nào đó.
Lái xe điềm đạm không chỉ an toàn hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền do mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn.
Nhớ: Lái xe điềm đạm