Thông tin tối đa lợi ích

Thông tin ô tô trực tuyến

Sử dụng xe

Hệ thống phanh, "sai một ly, đi một dặm"

Bài viết bởi: Văn Dũng
Updated: December 26, 2012 | 11:32 PM

Photo: Moneycrashers.

Có hai loại hệ thống phanh: phanh đĩa và phanh tang trống. Phanh đĩa đuợc sử dụng phổ biến hiện nay và chúng hoạt động gần tuơng tự như phanh tay xe đạp. Khi bạn đạp phanh, bố phanh sẽ ép chặt vào đĩa. Vì đĩa đuợc gắn vào trục bánh xe, nên khi đĩa dừng quay thì bánh xe cũng sẽ dừng.

Hệ thống phanh tang trống cũng hoạt động gần tương tự, bố phanh ép chặt vào trống phanh gắn ở bánh xe, tạo lực cản để dừng xe.

Lực phanh được tạo ra qua hệ thống hỗ trợ và truyền lực phanh.
 
Có cần phải quan tâm nhiều đến hệ thống phanh?
Câu trả lời là: rất cần.
 
Cả hai hệ thống đều hoạt động dựa trên sự ma sát nên những bộ phận trong hệ thống phanh đuơng nhiên sẽ bị mài mòn. Vấn đề là, chúng đã bị mài mòn đến mức nào? Và nên thay thế những bộ phận đó lúc nào là phù hợp? Cần kiểm tra định kỳ và quan tâm các hiện tượng bất thường ở các bộ phận của hệ thống phanh để trả lời các câu hỏi đó.
 
Tại sao phải làm như vậy?
Để bảo vệ bạn và người khác khỏi tai nạn.
 
Nếu không thực hiện hay chậm trễ thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu bạn không để tâm đến hệ thống phanh, hệ thống phanh sẽ dần dần không hiệu quả nữa do hao mòn hay mất tác dụng phanh do sự cố. Ngay cả truớc khi chuyện đó xảy ra thì nhiều khả năng là bạn đã làm ảnh hưởng đến những bộ phận đắt tiền hơn như đĩa, trống phanh. ... Hay nói đơn giản hơn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hệ thống phanh luôn nằm trong danh sách ưu tiên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.  
 
Ngoài bảo trì, bảo dưỡng định kì còn phải làm gì nữa không?
Khi bạn đạp phanh, những dấu hiệu sau cho thấy hệ thống phanh của bạn cần được kiểm tra, bảo duỡng:
  • Đèn cảnh báo mòn má phanh bật sáng
  • Tiếng rít, tiếng kim loại va vào nhau
  • Chân đạp thắng bị rung
  • Vô lăng hay dao động
  • Khoảng cách từ lúc đạp phanh đến lúc xe dừng tăng
  • Xe bị kéo về một bên khi dừng lại

Ngoài ra bạn phải quan sát mức dầu phanh ở bình chứa dầu phanh, thường đặt trên xy lanh phanh chính phía trước bầu trợ lực chân không, nếu thấy có sự hao hụt trong thời gian ngắn và lập lại thì có thể hệ thống phanh đã có sự rò rỉ. Dầu phanh có khả năng ăn mòn kim loại rất cao nên nó có thể làm hư hại bộ phận khác của xe khi rò rỉ ra ngoài. Vì vậy hãy đến ngay Gara để kiểm tra. 

Lời khuyên: Không bao giờ chần chừ việc đến Gara để kiểm tra khi thấy hệ thống phanh có dấu hiệu bất thường hay đã đến kỳ bảo dưỡng. Sử dụng đúng loại dầu phanh theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và đặc biệt chỉ cho những những kỹ thuật viên chuyên nghiệp sửa chữa hệ thống phanh xe của bạn vì “sai một ly sẽ đi một dặm”.
 
© 2012 Motoring.vn

các bài khác
Thay dầu máy và lọc dầu
Bài viết bởi: Văn Dũng
Quảng cáo

Motoring.vn là trang thông tin, quảng cáo mua bán ô tô và xe máy công trình, nơi người mua và người bán trên toàn quốc có thể gặp gỡ, giao dịch mua bán một cách dễ dàng và tiện lợi

© 2011-2024 motoring.vn, bản quyền của PDS Corp. Giấy phép số: 27/GP-STTTT, Sở Thông tin & Truyền thông Tp.Hồ Chí Minh